4 điểm trường 10 năm chưa có nhà lớp học
Trong chuyến công tác đầu năm, chúng tôi có dịp về xã Quy Hướng, xã xa nhất của huyện Mộc Châu. Bên cạnh cuộc sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, việc học tập của học sinh nơi đây còn nhiều bất cập, nhất là ở cấp học mầm non.
Hiện, trường Mầm non Quy Hướng còn 4 điểm trường chưa có nhà lớp học, mặc dù nhà trường cùng chính quyền xã đã nhiều lần kiến nghị nhưng chưa được giải quyết.
Cô giáo Chu Thị Bích Hường, Hiệu trưởng trường Mầm non Quy Hướng cho biết: Nhà trường được thành lập từ tháng 9-2004, với 24 cán bộ, giáo viên, trường hiện có 8 điểm trường, trong đó 1 điểm đang được xây dựng nhà lắp ghép, còn lại 4 điểm 10 năm qua chưa có lớp học...
Cùng các cô giáo trường Mầm non Quy Hướng đến thực tế tại các điểm trường. Vào mùa đông, chỉ có vài đứa trẻ đến lớp. Lớp học được dựng lên bởi phên tre, mái fibro xi măng, nền đất không đủ ấm cho các cháu. Cô giáo Hoàng Thị Yến, phụ trách điểm trường Nà Quền bảo: Lớp học này do phụ huynh góp sức làm từ năm 2006, năm nào cũng phải sửa chữa, bây giờ thì cũ nát lắm rồi, chẳng khác một túp lều. Trời mưa, trong nhà cũng như ngoài sân. Điểm trường nằm cạnh bờ sông, không đảm bảo an toàn cho các cháu. Lớp học này có lẽ không trụ nổi vào mùa mưa tới.
Tiếp tục đến điểm trường Nà Giàng, do không có lớp học nên nhà trường đã “sáng tạo” mượn gầm sàn của nhà dân quây bạt làm lớp học. Trong lớp học gầm sàn rộng khoảng 10m2 có tới 33 cháu. Cô giáo Sa Thị Hạnh, cho biết: Một năm học chúng tôi phải di chuyển lớp tới 3 lần rất vất vả cho cả cô và trò. 100% các cháu được ở bán trú nhưng phải mang cơm từ nhà đến để ăn bữa trưa. Năm học trước nhà trường phải thuê 1 một nhà sàn dột nát với giá 150 nghìn đồng/tháng, năm nay chủ nhà tăng giá lên 200 nghìn đồng, nhà trường không có tiền trả nên phải vận động mượn một nhà dân khác, nhưng có lẽ cũng không được bao lâu.
Nhà bếp cũng là nơi làm việc của các cô giáo.
Tìm hiểu được biết, các điểm Suối Giăng và Bó Hoi cũng không có lớp học, những năm qua phải học nhờ nhà dân thậm chí cũng phải thuê gầm sàn nhà dân để làm lớp học, đường đi lại rất khó khăn, nhiều phụ huynh phải đi bộ 7 km để đưa con đến lớp. Trong 4 điểm trường này, hiện nay nhân dân tự làm hai phòng học tạm, nhưng cũng đã xuống cấp và không đủ diện tích cho học sinh học, chỗ ăn ở của học sinh cũng không đảm bảo. Đa số các điểm trường đều có chỗ dành cho các cháu ngủ trưa, nhưng cũng chỉ là manh chiếu trải trên nền nhà. Đồ dùng và thiết bị giảng dạy sơ sài, đồ chơi đa phần do các cô giáo tự làm từ những vỏ lon bia, nước ngọt... Hơn nữa, nước sinh hoạt của các cháu cũng không đủ, các cô phải đi chở từ xa về nhưng cũng không đảm bảo vệ sinh. Dù đã nỗ lực xóa lớp tạm bằng phên tre nứa lá, nhưng với những lớp dựng tạm bợ, cơ sở vật chất vẫn còn rất thiếu thốn, nên việc học tập của các cháu ở đây đang vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó, các điểm trường không có nhà công vụ, các giáo viên lại đều từ vùng khác nên các cô giáo phải ở tại lớp học, ngày làm lớp đêm làm chỗ ngủ, việc sinh hoạt thiếu thốn, vất vả.
Chia tay các cô giáo và các cháu mầm non ở Quy Hướng, trong những “túp lều” xiêu vẹo, tiếng trẻ nhỏ ê a đọc bài vẫn vang lên. Chỉ bằng tình yêu thương trẻ, yêu nghề mà các cô giáo mầm non nơi đây mới có thể bám trụ vì tương lai con trẻ. Các cô giáo cũng như nhân dân xã Quy Hướng luôn mong muốn sớm có lớp học kiên cố để tạo điều kiện thuận lợi cho các cháu trong học tập.
Cô giáo Chu Thị Bích Hường, Hiệu trưởng trường Mầm non Quy Hướng cho biết: Nhà trường được thành lập từ tháng 9-2004, với 24 cán bộ, giáo viên, trường hiện có 8 điểm trường, trong đó 1 điểm đang được xây dựng nhà lắp ghép, còn lại 4 điểm 10 năm qua chưa có lớp học...
Cùng các cô giáo trường Mầm non Quy Hướng đến thực tế tại các điểm trường. Vào mùa đông, chỉ có vài đứa trẻ đến lớp. Lớp học được dựng lên bởi phên tre, mái fibro xi măng, nền đất không đủ ấm cho các cháu. Cô giáo Hoàng Thị Yến, phụ trách điểm trường Nà Quền bảo: Lớp học này do phụ huynh góp sức làm từ năm 2006, năm nào cũng phải sửa chữa, bây giờ thì cũ nát lắm rồi, chẳng khác một túp lều. Trời mưa, trong nhà cũng như ngoài sân. Điểm trường nằm cạnh bờ sông, không đảm bảo an toàn cho các cháu. Lớp học này có lẽ không trụ nổi vào mùa mưa tới.
Tiếp tục đến điểm trường Nà Giàng, do không có lớp học nên nhà trường đã “sáng tạo” mượn gầm sàn của nhà dân quây bạt làm lớp học. Trong lớp học gầm sàn rộng khoảng 10m2 có tới 33 cháu. Cô giáo Sa Thị Hạnh, cho biết: Một năm học chúng tôi phải di chuyển lớp tới 3 lần rất vất vả cho cả cô và trò. 100% các cháu được ở bán trú nhưng phải mang cơm từ nhà đến để ăn bữa trưa. Năm học trước nhà trường phải thuê 1 một nhà sàn dột nát với giá 150 nghìn đồng/tháng, năm nay chủ nhà tăng giá lên 200 nghìn đồng, nhà trường không có tiền trả nên phải vận động mượn một nhà dân khác, nhưng có lẽ cũng không được bao lâu.
Nhà bếp cũng là nơi làm việc của các cô giáo.
Tìm hiểu được biết, các điểm Suối Giăng và Bó Hoi cũng không có lớp học, những năm qua phải học nhờ nhà dân thậm chí cũng phải thuê gầm sàn nhà dân để làm lớp học, đường đi lại rất khó khăn, nhiều phụ huynh phải đi bộ 7 km để đưa con đến lớp. Trong 4 điểm trường này, hiện nay nhân dân tự làm hai phòng học tạm, nhưng cũng đã xuống cấp và không đủ diện tích cho học sinh học, chỗ ăn ở của học sinh cũng không đảm bảo. Đa số các điểm trường đều có chỗ dành cho các cháu ngủ trưa, nhưng cũng chỉ là manh chiếu trải trên nền nhà. Đồ dùng và thiết bị giảng dạy sơ sài, đồ chơi đa phần do các cô giáo tự làm từ những vỏ lon bia, nước ngọt... Hơn nữa, nước sinh hoạt của các cháu cũng không đủ, các cô phải đi chở từ xa về nhưng cũng không đảm bảo vệ sinh. Dù đã nỗ lực xóa lớp tạm bằng phên tre nứa lá, nhưng với những lớp dựng tạm bợ, cơ sở vật chất vẫn còn rất thiếu thốn, nên việc học tập của các cháu ở đây đang vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó, các điểm trường không có nhà công vụ, các giáo viên lại đều từ vùng khác nên các cô giáo phải ở tại lớp học, ngày làm lớp đêm làm chỗ ngủ, việc sinh hoạt thiếu thốn, vất vả.
Chia tay các cô giáo và các cháu mầm non ở Quy Hướng, trong những “túp lều” xiêu vẹo, tiếng trẻ nhỏ ê a đọc bài vẫn vang lên. Chỉ bằng tình yêu thương trẻ, yêu nghề mà các cô giáo mầm non nơi đây mới có thể bám trụ vì tương lai con trẻ. Các cô giáo cũng như nhân dân xã Quy Hướng luôn mong muốn sớm có lớp học kiên cố để tạo điều kiện thuận lợi cho các cháu trong học tập.
Vũ Tuấn - Báo Sơn La
Ý kiến bạn đọc
Sản phẩm mới
-
Than tre tinh dầu Sả Java (côc sứ)
250.000 225.000
-
Bộ rượu Phúc - Lộc - Thọ (cao cấp)
600.000
Bài viết xem nhiều
- Tặng quà khai giảng năm học 2020-2021 cho 120 học sinh tại trường Tiểu học Hua Păng
- NUÔI EM MỘC CHÂU: Những bữa cơm ấm lòng trẻ vùng biên
- VietinBank Leasing, Hội Chữ thập đỏ quận Cầu Giấy trao tặng 25 xe đạp cho học sinh Mộc Châu
- Tư vấn Du lịch Mộc Châu tháng 3 (dịp quốc tế phụ nữ)
- Chương trình thiện nguyện “Qua mùa gió lạnh 2021” cùng MB Ageas Life tại Cao Nguyên Mộc Châu.
- Trung uý Dương Hải Anh, công an huyện Mộc Châu- Gương mặt xuất sắc đạt giải Tình nguyện quốc gia năm 2021
Bài mới
- CHUYẾN DU XUÂN ẤM ÁP VÀ ĐONG ĐẦY YÊU THƯƠNG TẠI CAO NGUYÊN MỘC CHÂU
- Công ty Cổ phần SMARTOSC tặng quà trị giá 210 triệu đồng cho Mộc Châu
- Chị Cầm Thị Huyền Trang tái đắc cử Bí thư Tỉnh đoàn Sơn La, nhiệm kỳ 2022 - 2027
- Trung uý Dương Hải Anh, công an huyện Mộc Châu- Gương mặt xuất sắc đạt giải Tình nguyện quốc gia năm 2021
- NUÔI EM MỘC CHÂU: Những bữa cơm ấm lòng trẻ vùng biên